Sản Phẩm Bán Chạy
  • Dịch vụ visa Mozambique
    Dịch vụ visa Mozambique

    Dịch Vụ Visa Mozambique Giá Rẻ Nhanh Khẩn, Visa Mozambique Uy Tín

     

    Kim Đại Dương Làm visa Mozambique với Dịch Vụ Visa Mozambique Giá Rẻ Nhanh Khẩn, Visa Mozambique Uy Tín, an toàn, đảm bảo thủ tục nhanh chóng và lệ phí phù hợp, rẻ nhất cho khách hàng hài lòng.

    Liên hệ Thêm vào giỏ
  • Dịch vụ visa Pakistan
    Dịch vụ visa Pakistan

    Kim Đại Dương cung cấp Dịch vụ visa Pakistan, Nhanh Khẩn, Dịch vụ Visa Pakistan Uy Tín với Giá Rẻ và thời gian nhanh nhất !

    Liên hệ Thêm vào giỏ
  • Dịch vụ visa Singapore
    Dịch vụ visa Singapore

    Kim Đại Dương luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về xuất nhập cảnh cho công dân trong và ngoài nước với các lĩnh vực: Visa hộ chiếu,Thẻ tạm trú, Giấy phép lao động, xin visa nhanh... trong những năm qua, chúng tôi đã cung cấp Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ visa cho một số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước.

    Liên hệ Thêm vào giỏ
  • Dịch vụ visa Indonesia
    Dịch vụ visa Indonesia

    Dịch Vụ Visa Indonesia Nhanh Khẩn Giá Rẻ, Dịch Vụ Thẻ Tạm Trú Indonesia Nhanh Rẻ 

    Về giá dịch vụ làm visa tại Hà Nội và TP HCM chúng tôi đảm bảo lệ phí phù hợp và rẻ nhất cho khách hàng. Để được biết về giá dịch vụ chi tiết cho từng loại visa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thông tin chi tiết.

    Liên hệ Thêm vào giỏ
  • Dịch vụ visa Hàn Quốc
    Dịch vụ visa Hàn Quốc

    Dịch Vụ Visa Hàn Quốc Nhanh Khẩn Rẻ, Thị Thực Hàn Quốc Giá Rẻ; Nhà cung cấp Dịch vụ Visa Chuyên Nghiệp - Uy Tín ở Hà Nội

    Cờ Hàn Quốc:

    Thị Thực Hàn Quốc Giá Rẻ, Dịch Vụ Visa Hàn Quốc Nhanh Khẩn Rẻ,

    Liên hệ Thêm vào giỏ
  • Dịch vụ visa Ai Cập
    Dịch vụ visa Ai Cập

    KĐD Làm Dịch vụ Visa Ai Cập Nhanh Giá Rẻ với phương châm uy tín, an toàn, đảm bảo thủ tục nhanh chóng và lệ phí phù hợp, Rẻ nhất cho khách hàng.

    Liên hệ Thêm vào giỏ
Vấn nạn ijime trong xã hội Nhật Bản

Đây gọi là "ijime mondai" ("vấn đề ức hiếp") trong xã hội Nhật Bản. Đây được coi là một vấn đề có lịch sử lâu dài và nghiêm trọng. Các bạn có thể hình dung qua phim truyền hình Life của Nhật (diễn viên chính: Fukuda Saki).


Vấn nạn ijime có mặt khắp mọi nơi: Từ trường học tới công sở, cơ quan, tổ chức, tức là hầu như mọi chỗ có tụ tập. Nạn nhân thường bị cô lập, cảm thấy tuyệt vọng, trường hợp xấu nhất là tự sát vì không thể chịu đựng nữa. Đã có rất nhiều học sinh tự sát vì bị hà hiếp tại trường.

Một hệ quả khác của ijime là hội chứng 不登校 (Futoukou = BẤT ĐĂNG HIỆU) "Không tới trường học". Tức là một học sinh vì bị ijme mà từ chối đến trường hoặc là vẫn ra khỏi nhà nhưng không đến trường. Vì ở trường chính là ĐỊA NGỤC. Một hình thức biểu hiện khác của nạn nhân bị ijime là hội chứng hikikomori ("tự giam mình trong phòng"). Người hikikomori sẽ ở trong nhà 24/7 (giống hệt Takahashi nhưng bản chất khác nhau nhé!), chỉ ra ngoài mua đồ ăn hay nếu sống cùng cha mẹ thì thường tới bữa mẹ sẽ đưa thức ăn vào. Những người đó có thể sống như thế hàng chục năm, vì vết thương lòng (bị ijime) của họ không bao giờ lành lặn.

Tại sao lại ijime?


Chúng ta phải nhìn vào văn hóa và kết cấu xã hội Nhật Bản. Các lý do điển hình là ở dưới đây:

  • Đó là kết cấu theo chiều dọc, cấp trên có quyền sinh sát đối với cấp dưới. Thực tế, cấp dưới rất sợ cấp trên.
  • Áp lực phải giống như mọi người và giữ hòa khí (dù chỉ là bề mặt) rất lớn. Mọi người sợ tranh cãi và mất lòng người khác (dù vẫn nói xấu sau lưng).
  • Không khí trường học, công sở nhìn chung là nặng nề, áp lực lớn kể cả về công việc và quan hệ con người.
  • Văn hóa Nhật là "Tránh làm phiền người khác tối đa", ở đây bao gồm cả tránh làm phiền tới gia đình.
  • Người Nhật không chấp nhận khác biệt trong tập thể.
Vì áp lực và không khí trong tổ chức rất căng thẳng, nên "ức hiếp" kẻ yếu nhất dễ dàng trở thành trò tiêu khiển. Thực ra, ở xã hội Nhật thì ijime phát triển mạnh mẽ hơn, chứ không phải là chỉ ở Nhật mới có. Ở Việt Nam cũng có, nhiều là khác. Mình còn nhớ hồi đi học nhiều bạn "đúp" rất to cao (vì năm nào cũng đúp!) vẫn bắt nạt các bạn cùng lớp thường xuyên, nhiều "bạn" còn mang cả hung khí (côn, dao, gậy gộc) vào trường. Chuyện ném đá vỡ đầu cũng là chuyện thường ngày. Và cũng có người bị ijime thiệt.
Nhưng mức độ không đến nỗi như ở Nhật. Bởi vì ở Việt Nam (hay Mỹ cũng vậy) còn có cái gọi là "phản kháng". Nhiều học sinh đâm nhau, tạt a-xít (cái này là mình nói thực tế chứ không hề khuyến khích, làm như vậy là phạm pháp và bạn sẽ được thành thơi suy nghĩ về tội ác sau song sắt) chính là "sự phản kháng bồng bột và nông nổi" này. Vì thế, bạn ức hiếp người khác là bạn không an toàn, nhiều khi mất mạng.
 
Ở Nhật, kẻ ức hiếp lại thường khá an toàn, vì nạn nhân thường không dám phản kháng. Tâm lý của nạn nhân là như sau:
  • Cảm thấy mình là kẻ yếu ớt, lạc loài khỏi tập thể => Cảm thấy vô giá trị, nhục nhã
  • Không dám báo gia đình hay người khác: Sợ họ biết mình là kẻ yếu ớt, bị cô lập => Sợ mang nỗi nhục cho gia đình
  • Không dám phản kháng: Sợ bị ức hiếp nặng hơn
  • Cảm thấy bế tắc, muốn tự giải thoát (tự sát)
Ở Việt Nam thì ngược lại, có vấn đề gì là báo gia đình, người thân hay bạn bè tới "xử" luôn. Nhiều khi chỉ một mâu thuẫn nhỏ mà nhiều người thân hay bạn bè phải đi tù vì tội nghiêm trọng như giết người. Chính vì tâm lý "sợ lạc loài khỏi tập thể", "phải ở trong tập thể và hòa đồng với mọi người" mà người Nhật không dám phản kháng, vì khi bị ức hiếp thì họ lại ĐỔ LỖI CHO BẢN THÂN (tức là "mình phải có cái gì lập dị, đáng ghét mới bị như thế"). Còn người Việt thì sẽ đổ hết lỗi cho người khác. Đây chính là 2 mặt của 1 đồng xu.
 
Dù sao, bạn đừng quên điều tuyệt vời của văn hóa Nhật là "tránh tối đa làm phiền người khác" nhé. Dù đây là một nét đẹp nhưng nó cũng gây ra hậu quả là "không gọi sự trợ giúp khi cần thiết". Còn Việt Nam thì ngược lại, chuyện nhỏ như con kiến vẫn cứ phải gọi trợ giúp liên tục, làm phiền nhau cả ngày.

Nếu bạn bị ijime

Chuyện này cũng hiếm nhưng nếu bị thì lời khuyên của Takahashi là phải dằn mặt đối thủ trước, còn sau đó thì cứ chơi tới bến thôi. Tôi chưa bao giờ bị ijime mặc dù cũng bị gây hấn khá nhiều. Nếu có thể bỏ đi, bạn hãy bỏ đi. Nếu không thể bỏ đi, hãy báo cho người có trách nhiệm. Nhiều khi chỉ cần bạn "phản kháng" là kẻ ijime sẽ tự sợ mà bỏ đi. Người Việt thường ít bị, vì họ không ngại phản kháng. Chú ý là tuyệt đối tránh bạo lực nhé. Nhật Bản là một nước pháp quyền, bạo lực trên thân thể người khác là việc phạm pháp, và dư luận cũng không ủng hộ. Nếu bạn không sợ họ, thì họ sẽ sợ bạn. Cứ nhớ quy luật này mà sống, thì chẳng ai dám gây hấn với bạn cả. Còn nếu bạn sợ bị đuổi học, mất việc, ... thì e là bạn nghĩ quá xa rồi đấy. Việc bạn đang bị giỡn mặt quan trọng hơn so với học tập, công việc chứ nhỉ?

Phim truyền hình LIFE có một câu khá hay: 追い詰められる者は強くなるしかない Oitsumerareru mono wa tsuyoku naru shika nai
Tức là: Những kẻ bị dồn tới đường cùng chỉ có cách là trở nên mạnh mẽ hơn
Mọi chuyện thật sự rất đơn giản: Hãy bày tỏ chính kiến và có hành động thích hợp.

 

Địa chỉ: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH KIM ĐẠI DƯƠNG

ĐIện thoại: +84 090 170 67 89

Email: infokimdaiduong@gmail.com

Với 10 năm Kinh nghiệm Chuyên Cung cấp Dịch Vụ Tư vấn Visa XNC - Thẻ Tạm Trú - Giấy Phép Lao Động của nhiều quốc gia như: Việt Nam, Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Nhật

© 2021 Copyright. All rights reserved.
Top